Hẹ là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình nhưng có thể bạn chưa biết cây hẹ bé nhỏ ấy còn có thề giúp chữa trị nhiều chứng bệnh của người lớn và trẻ em. Cùng monngonviet.net tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Lá hẹ là gì?
Lá hẹ là loại rau xanh có mùi thơm. Đây là nguyên liệu quen thuộc cho bữa ăn của hiều gia đình. Đặc biệt là hẹ còn là nguyên liệu của một số món ăn nổi tiếng được nhiều người yêu thích.
Hẹ có tính chất kháng khuẩn, kháng virus và nấm nổi bật. Hẹ mang đến giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Giá trị vị thuốc của lá hẹ
Hẹ thuộc loại cây thảo nhỏ. Cây cao chỉ khoảng 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá mọc từ gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hẹ cho hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài từ 20-30cm. Quả hẹ hình trái xoan ngược, bên trong có sáu hạt nhỏ, màu đen. Hẹ thường cho hoa vào tháng 7-8, quả chín vào tháng 8-9.
Theo Tây y trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ. Nếu ăn 86g hẹ, cơ thể sẽ thu được 1,9g protid, 5,1g glucid và 25 calo năng lượng. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Hạt hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, chứng đàn bà bạch đới, ỉa chảy, viêm tiền liệt tuyến… Liều dùng: 6-12g, giã nát lấy nước uống.
Cây hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến. Lấy 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống mỗi ngày. Nước hẹ giúp trị viêm tai giữa.
Rễ hẹ là vị thuốc tẩy giun kim nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.
Thuốc cho trẻ nhỏ: khi trẻ được 3 tháng 10 ngày, dùng lá hẹ giã nát, lấy nước cốt chà lợi, khi mọc răng trẻ sẽ không bị đau sốt. Hấp lá hẹ và mật ong lấy nước cho trẻ bị ho uống sẽ chóng khỏi.
Trong các món ăn dân giã thì canh hẹ nấu với thịt hoặc với đậu hũ non sẽ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Có thể chữa được các chứng rôm sảy, mụn nhọt, nóng bứt rứt trong người, cảm cúm, ho hen, sốt, cơ thể nhiễm độc, chảy máu cam do huyết nhiệt.
Cọng hẹ và bông hẹ xào với thịt bò cũng giúp nhuận trường, thanh nhiệt, mát huyết.
Tác dụng của dược lý của hẹ
GS.TS. Đỗ Tất Lợi khảo sát ra rằng các loại thuốc và vị thuốc Việt Nam có tác dụng: hạ sốc, cải thiện, dự phòng.
Hẹ có chứa odorin có tác dụng chống lại Staphylococcus aureus và Bacillus coli.
Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng của Mỹ báo cáo rằng các loại vi trùng phổ biến đều có thể bị kháng sinh bởi nước ép tươi của hẹ. Tính chất kháng sinh này của nước ép tươi ở hẹ này rất vững bền và trường hợp thử nghiệm xác nhận nguyên nhân này. Nước hẹ không cay và nóng hơn tỏi, do đó phù hợp hơn cho trẻ nhỏ, cũng như có thể lâu dài bằng phương pháp khử trùng gián đoạn bằng cách để lấy nước trong, bỏ cặn và hấp Tyndall.
Tính kháng sinh của hẹ sẽ giảm một chút khi chịu ảnh hưởng của pepsin trong môi trường có pH 1,4-2 và độ nhiệt 37 độ trong khoảng 4 giờ. Tuy nhiên, nếu nóng sắc thì sẽ hoàn toàn mất tác dụng kháng sinh của nó.
Lời kết
Hẹ có nhiều giá trị và tốt cho sức khỏe. Chị em mình có thể tham khảo để chế biến các món ăn kèm thêm nhé! Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn. Đừng quên chia sẻ đến bạn bè và người thân của bạn biết chi tiết về thông tin này nhé!