Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm loại trái cây khác nhau, thường được trưng bày trên bàn thờ trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Các loại trái cây của mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp. Cùng Monngonviet.net tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Ý nghĩa của mâm trái cây

Ngày xưa, mâm ngũ quả thường có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt, người ta không thể lúc nào cũng kiếm được đủ năm loại trái cây này, vì thế mà cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa các miền. Thông thường, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả: lê, lựu, đào, táo, hồng, thanh long, bưởi, dưa hấu, chuối, trứng gà (lê ki ma), dừa, sung, đu đủ, xoài, mãng cầu…

Ngũ (năm): Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Số 5 là biểu hiện chung của sự sống và tượng trưng một tập thành được coi là đầy đủ.

Quả: là biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa của quả là sự sinh sôi trường tồn, tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên:

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Hình dáng, cấu tạo, hương vị

Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống…

Màu sắc

Các loại quả thường có sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc)…

Cách đọc tên

Cách đọc tên thường được hiểu theo kiểu gần âm: ví dụ: “dừa” gần âm với “vừa”; đu đủ là “đủ”, xoài gần âm với “xài”, mãng cầu là “cầu”, sung là “sung”. Một mâm quả có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thường được người Việt đọc thành “cầu vừa đủ xài sung”. Cũng vì cách đọc này mà ngày nay nhiều gia đình người Việt gần như loại hẳn quả chuối khỏi mâm ngũ quả ngày Tết vì âm “chuối: dẫn đến liên tưởng “chúi mũi chúi lái”, làm ăn thất bại…

Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Ý nghĩa của mâm trái cây

Thông thường mâm ngủ quả được bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Được bày dưới cùng là một nải chuối to còn xanh, đều trái, sau đó đến các loại trái cây khác. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Tiếp đến là lê, táo, hồng xen kẽ nhau, tạo thành bức tranh màu sắc trong những ngày xuân.

Những ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết từ xa xưa đến nay đã được chia sẻ chi tiết đến bạn đọc ở bài viết này. Bạn có thể tham khảo để có được những thông tin hữu ích nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang