Cơm tấm ngày xưa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện

Hôm rồi đi Hà Tiên, chúng tôi ra chợ Đông Hồ ăn điểm tâm. Ghé một quán nhỏ bên góc đường, mỗi đứa kêu một đĩa cơm tấm ngày xưa sườn bì. Vừa bắt đầu ăn, một ông bạn bỗng kêu lên… thảng thốt: “Trời, cơm tấm thiệt nghe! Lâu rồi mới thấy đó”. Cùng monngonviet.net tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Cơm tấm ngày xưa
Cơm tấm ngày xưa

Nguồn gốc của món cơm tấm

Món cơm tấm là một món ăn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, được làm từ cơm trắng và thường được ăn kèm với thịt heo nướng, trứng chiên, chả trứng, và dưa leo.

Nguồn gốc của món cơm tấm có thể truy vấn về lịch sử ẩm thực Việt Nam. Có nhiều sử sách và hồ sơ lịch sử ghi chép rằng món cơm tấm xuất hiện từ thập niên 1930 tại miền Nam Việt Nam. Ban đầu, món này được ăn bởi những người có hoàn cảnh khó khăn, khi cơm còn ít và người ta phải dùng bát để đựng cơm, sau đó ăn cùng với thịt heo nướng.

Trong thập niên 1950, khi Việt Nam chia thành hai miền, miền Nam trở thành nơi tụ tập của nhiều người di cư từ miền Bắc, món cơm tấm trở nên phổ biến hơn và được đưa vào thực đơn của nhiều quán ăn. Từ đó, món cơm tấm đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực miền Nam Việt Nam và được yêu thích bởi nhiều người.

Nhìn lại đĩa cơm, cũng bình thường, hạt cơm có nhỏ hơn một chút. Nhưng khi nhai chậm rãi, cảm giác quen thuộc của từng hạt cơm tấm tôi thường được ăn ngày nào lại trở về, ngọt lịm, ngon lành như dư vị xưa còn đọng lại.

Ngày tôi còn nhỏ, mỗi sáng, má thường bảo chị họ tôi nấu một  nồi cơm tấm rồi trộn mỡ hành, làm sẵn chén nước mắm chua ngọt để đó cho mấy chị em ăn trước khi đến trường. Những hạt cơm tấm ấy mới dẻo ngọt, đậm đà hương vị làm sao. Cơm nóng thơm lừng, mỡ hành béo ngậy, nước mắm chua chua, ngọt ngọt, có chút ớt cay nồng, lùa một đũa vào miệng, tỉnh cả người. Những chén cơm đạm bạc mà ấm lòng.

Thời thiếu nữ, ở trường đại học, tôi lại kết thân với một anh bạn có bà má bán cơm tấm ở chợ. Cơm tấm bì của bà nấu cực kỳ ngon, nổi tiếng một vùng. Chơi thân với bạn, tôi thường được bà má dành cho phần cơm cháy giòn rụm. Cho đến giờ, chưa bao giờ tôi được ăn những miếng cơm tấm giòn rụm, chan mỡ hành, nước mắm, không bì, không thịt mà ngon tuyệt đến vậy.

Cơm tấm ngày xưa
Cơm tấm ngày xưa

Thông tin về món cơm tấm ngày xưa

Để có gánh cơm bán mỗi sáng ở chợ, có miếng cơm cháy giòn rụm dưới đáy nồi, anh bạn tôi phải giúp mẹ lượm thóc, lựa từng hạt sạn, mảnh trấu. Phải lựa thật kỹ mới có tấm sạch nấu cơm. Và, cách nấu cơm tấm là phải nấu nước cho sôi, trút tấm vào, rồi chắt nước ngay. Hột cơm tơi xốp, không bị nhão, không vón cục nên ăn vào miệng mới dẻo ngọt, thơm ngon, chỉ cần ít mỡ hành là ăn hoài không chán, chẳng cần thêm sườn, bì, chả gì nữa…

Ôi, những chén cơm tấm ngọt lịm, những miếng cơm cháy giòn tan béo ngậy một thời. Đời sống đi lên, những cối xay lúa trước đây được thay máy móc hiện đại. Lúa xay ra gạo không còn rơi rớt những hạt tấm vụn nữa rồi.

Sự phát hiện đột xuất của ông bạn về đĩa cơm tấm trong chợ Đông Hồ đã khơi dậy bao kỷ niệm một thời… Và, lòng tôi lại bồi hồi, hoài niệm về “cơm tấm ngày xưa”!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang